Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Apple, Samsung trước cơn bão smartphone giá rẻ

_MG_4446.JPG
Ảnh minh họa.

  - Không chỉ các hãng “chiếu dưới” trên thị trường smartphone, hai gã khổng lồ Apple, Samsung cũng phải dè chừng các đối thủ vô danh tới từ Trung Quốc. 
Sản xuất smartphone ngày càng dễ
Một vài năm trước, doanh nhân 38 tuổi Liang Liwan vẫn chưa sản xuất smartphone. Tuy nhiên, năm 2013, anh kì vọng xuất xưởng tới 10 triệu máy.
Công ty của Liang – Xunrui Communications – mua các linh kiện smartphone và sau đó chuyển cho vài nhà máy nhỏ quanh khu vực Thẩm Quyến, miền Nam Trung Quốc. Từ đó, các công nhân lành nghề lắp ráp chúng thành smartphone cơ bản có giá bán lẻ chỉ 65 USD.
Tổng cộng năm 2012, lượng smartphone được sản xuất lên tới 700 triệu máy. Song, thị trường phân thành hai cán cân: một bên là các tên tuổi nổi tiếng như Apple, Samsung, chuyên bán các điện thoại đắt tiền từ 300-600 USD; bên còn lại là hàng trăm thương hiệu vô danh từ Trung Quốc bán điện thoại giá rẻ do hàng ngàn nhà máy nhỏ sản xuất.
Cơn lũ thiết bị giá rẻ có thể làm tổn thương các hãng đang gặp khó khăn như Nokia và thậm chí có thể buộc Samsung và Apple cung cấp các mẫu máy giá rẻ hơn. Trong cuộc phỏng vấn gần đây, Liang cho biết: “Họ đã chạm đỉnh. Về công nghệ sản xuất, chúng tôi cũng đạt gần tới tầm của họ. Do đó, điểm khác biệt duy nhất là giá cả và thương hiệu”.
Các công ty Trung Quốc lớn hơn như Lenovo, Huawei, cũng lấp đầy thị trường nội địa bằng dòng điện thoại bình dân giá khoảng 200 USD. Lenovo chiếm 12% thị phần smartphone Trung Quốc năm 2012.
Điện thoại của Liang thuộc hàng siêu rẻ. Anh làm ra chúng tại vài nhà máy ở Thẩm Quyến như Shenzhen Guo Wei Global Electronics, nơi sản xuất thiết bị âm thanh và điện thoại cố định. 175 công nhân trẻ làm việc tại 5 dây chuyền sản xuất, lắp ráp được 3.000 smartphone mỗi ngày.
Guo Wei cũng đã đầu tư để bước vào cuộc chơi smartphone như nhập khẩu thiết bị kiểm tra mới từ Hàn Quốc. Theo Li Li, Giám đốc sản xuất của nhà máy, mỗi dây chuyền trị giá khoảng 1,6 triệu USD. Li, người gia nhập công ty 17 năm trước và làm việc trong bộ phận sửa chữa điện thoại cố định, nhận xét: “Công nghệ phức tạp hơn nhiều so với điện thoại đời cũ”.
Lí do chính cho công cuộc chuyển đổi sang smartphone là năm ngoái, các nhà sản xuất chip lớn như MediaTek, Spreadtrum (Đài Loan) bắt đầu cung cấp hệ thống bao trọn: thiết kế điện thoại kèm chipset cài sẵn Android và các phần mềm khác. Nhờ vào đó, việc sản xuất smartphone càng dễ hơn bao giờ hết. Spreadtrum cho biết có thể bán được 100 triệu đơn vị sản phẩm như vậy trong năm nay.
Smartphone “siêu rẻ” Trung Quốc làm khó các hãng “ngoại lai”
Mỗi chipset có giá chỉ từ 5-10 USD dựa theo kích thước màn hình điện thoại và các tính năng khác. Tổng cộng, chi phí để Liang làm ra một smartphone là khoảng 40 USD. Liang có thể sản xuất khoảng 30.000 smartphone một ngày với đủ thương hiệu như Konko Mobile và cho các nhà mạng như China Unicom.
Tại Mỹ, giá smartphone dù cao vẫn không làm người dùng phiền lòng do đã được nhà mạng trợ giá xuống mức thấp nhất kèm hợp đồng. Tại Trung Quốc, điều này cũng xảy ra tương tự. Giá bán lẻ điện thoại của Liang vào khoảng 65 USD hay 75 USD, song nếu đi kèm hợp đồng nhà mạng chỉ còn 35 USD.
Chính điều này biến Trung Quốc – thị trường smartphone lớn nhất thế giới – trở thành một nơi đầy thách thức cho doanh nghiệp ngoại quốc. Apple chiếm 38% doanh số smartphone Mỹ song thị phần tại Trung Quốc chỉ là 11% và còn giảm nữa. Google còn gặp vấn đề lớn hơn để kiếm tiền tại đây. Dù thiết bị giá rẻ Trung Quốc phần lớn dùng Android, chúng lại không cài ứng dụng và công cụ tìm kiếm mặc định của Google.
Mục tiêu của Liang là sản xuất smartphone giá rẻ hơn ngay cả khi chúng không thể nào tốt bằng iPhone. Điều đó đồng nghĩa với máy ảnh, màn hình LCD hay thời gian sử dụng pin đều không so được với smartphone “ngoại”. Theo Liang, nhiều người dùng chỉ cần một sản phẩm “chấp nhận được”, họ không cần tới sản phẩm hoàn hảo.
Song, điều chắc chắn là trong tương lai, chất lượng điện thoại các nhà máy sản xuất sẽ tăng. Tất cả đều vì lợi nhuận.
--------------------------------------------------

      kiem tra ten mien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét